Tìm hiểu mác thép theo tiêu chuẩn JIS
19-06-2018 / (8626 lượt xem) Trong bài viết này thép khuôn mẫu an phát xin chia sẽ bài viết tìm hiểu kí hiệu mác thép theo tiêu chuẩn JIS | Tiêu chuẩn Nhật Bản.
Trong công nghệ chế tạo máy để lựa chọn được các vật liệu phù hợp với công dụng yêu cầu thì chúng ta phải hiểu về kí hiệu các mác vật liệu Sắt Thép và quy luật chung hình thành nên cách quy ước đặt tên vật liệu và các thông số đặc trưng của nó.
Sau đây mình xin giới thiệu về cách kí hiệu và quy ước mác vật liệu sắt Thép trong tiêu chuẩn JIS, tiêu chuẩn của Nhật Bản (Japanese Industrial Standards) dựa trên kinh nghiệm thực tế của tôi trong quá trình công tác và làm việc.
Trước tiên, phải thừa nhận rằng hiện nay tiêu chuẩn JIS ngày càng phổ biến với ngành cơ khí nói chung và ngành công nghệ chế tạo máy nói riêng.
Vì vậy biết và hiểu về tiêu chuẩn JIS, tiêu chuẩn Nhật bản là một lợi thế với bất kì ai, vậy làm cách nào để hiểu và nhớ hoàn toàn một cách rất đơn giản về quy ước kí hiệu mác vật liệu sắt thép trong tiêu chuẩn JIS, điều này thật sự không hề dễ dàng, và đương nhiên sự nhấm lẫn giữa các mác vật liệu là không thể tránh khỏi
Chính vì vậy, hôm nay thép khuôn mẫu An phát xin giới thiệu đến các bạn toàn bộ quy chuẩn quy ước mác vật liệu sắt thép mà tôi đã tìm hiểu nghiên cứu và tổng hợp lại một cách đơn giản và dễ nhớ nhất.
1. Kí hiệu chung vật liệu Sắt thép
Nhìn chung tiêu chuẩn JIS là giống so với tiêu chuẩn quốc tế, và tất cả Mác vật liệu sắt thép đều bắt đầu chữ S ( Steel). Và được cấu thành từ 3 thành phần chính như sau:
P1____P2____P3
Ví dụ: SS500, hay SK5
Trong đó:
+ Phần 1 (P1): Biểu thị vật liệubằng cách sử dụng chữ cái đầu tiên của tiếng anh hoặc chữ Latin hoặc kí hiệu nguyên tố. Chính vì vậy Vật liệu sắt thép bắt đầu với chữ S( Steel) hoạc F ( Ferrum)
+ Phần 2 (P2): Biểu thị tên sản phẩm bằng cách kết hợ chữ cái đầu tiên của tiếng anh hay chữ Latin và kí hiệu biểu thị chủng loại theo hình dạng hoặc mục đích sử dụng như: tấm, thanh, ống , sản phẩm đúc rèn, nên sau chữ S, hoặc F thường là một số kí hiệu sau:
- P: Plate( tấm)
- T: Tube( ống)
- K: Công cụ
- W: Wire
- U: Use (ứng dụng đặt biệt)
- C: Casting (thép đúc)
- F: Forging (Rèn)
- S: Structure ( Kết cấu)
Ví dụ cụ thể: SS400, SS500
Trường hợp ngoại lệ, thép hợp kim dùng cho kết cấu máy( như thép Crom, Niken), có thêm kí hiệu nguyên tố hợp kim, ví dụ: SNC ( thép Niken Crom )
+ Phần 3 (P3): Chỉ ra chữ số kí hiệu chủng loại của Vật Liệu, độ bền kéo hoặc sức bền tối thiểu.
Tuy nhiên thép sử dụng cho kết cấu máy sẽ biểu thị bằng cách kết hợp mã số lượng nguyên tố hợp kim chính và lượng cacbon
2. Bảng thông số chính về quy ước cách đặt tên và cách đọc vật liệu Sắt thép
Bảng 1: Tên nguyên tố và cách gọi tên khi kết hợp với các nguyên tố khác
Tên Nguyên tố | Kí hiệu đơn thể | Kí hiệu khi kết hợ với nguyên tốt khác |
Mangan | Mn | Mn |
Crom | Cr | C |
Molypden | Mo | M |
Niken | Ni | N |
Nhôm | Al | A |
Boron | Bo | B |
Bảng 2: Bảng kí hiệu nguyên tố hợp kim chủ yếu:
Phân Loại | Kí hiệu |
Thép Cacbon | SxxC |
Thép Bo | SBo |
Thép Mangan | SMn |
Thép Mangan Bo | SMnB |
Thép Mangan Crom | SMnC |
Thép Mangan Crom Bo | SMnCB |
Thép Crom | SCr |
Thép Crom Bo | SCrB |
Thép Crom Molypden | SCM |
Thép Niken Crom | SNC |
Như vậy dựa vào quy tắc ở Bảng 1, chúng ta hoàn toàn có thể đọc tên được các nguyên tố cấu thành nên Hợp Kim một cách rất đơn giản và dễ nhớ
Bảng 3: Kí hiệu và Phân Loại thép không rỉ
Phân Loại | Loại thép tiêu biểu | Kí hiệu thành phần |
Hệ austenis | SUS304 | 18Cr-8Ni |
Hệ Ferit | SUS430 | 18Cr |
Hệ Mactenxit | SUS440C | 18Cr-1C |
Hệ Biến cứng phân tán | SUS630 | 17Cr—4Ni-4Cu-Nb
|
Bảng 4: Bảng Tổng hợp và Phân loại Vật liệu sắt thép chính, thông dụng nhất
Vật liệu | Phân Loại | Kí hiệu | |
Thép |
Thép Cacbon
|
Thép thông thường | SPHC, SPCC, SS,M SW |
Thép kết cấu máy | S45C, STKM | ||
Thép công cụ | SK | ||
Thép làm vật liệu cho loxo | SWP, SWRH | ||
Thép Hợp Kim |
Kết cấu máy | SCr, SCM, SNCM | |
Thép không rỉ | SUS……… | ||
Thép chịu nhiệt | SUH | ||
Thép Loxo | SUP | ||
Thép ổ trục | SUJ | ||
Thép công cụ | SKD, SKS,SKH | ||
Thép dễ gia công
|
SUM, S45CF |
Như vậy, mình đã giới thiệu đến các bạn kí hiệu và quy ước trong kí hiệu các mác vật liệu sắt thép theo tiêu chuẩn JIS, Tiêu chuẩn Nhật Bản.
Trên đây là những kiến thức thực tế trong quá trình làm việc tích lũy lại, mong các bạn góp ý để bài viết được hoàn thiện đầy đủ hơn và hay hơn, hy vọng giúp ích được cho các bạn về quy chuẩn quy ước kí hiệu mác vật liệu sắt thép một cách dễ hiểu và dễ nhớ nhất có thể.
Với sở thích và đam mê xây dựng một cộng đồng chia sẻ tất cả kinh nghiệm, kiến thức cơ khí với mục tiêu mọi người cùng trao đổi, cùng học hỏi để cùng thành công. Chúc các bạn vui vẻHãy cùng tham gia với chúng tôi để cập nhật bài tiếp theo: “ Phần 2 của Kí hiệu mác vật liệu sắt théptheo tiêu chuẩn JIS” và nhiều chia sẻ hơn nữa về kiến thức và kinh nghiệm cơ khí chế tạo máy.
Chúc các bạn hiểu thành thạo về ký hiệu các Mác thép theo tiêu chuẩn nhật bản( JIS).
-
7333 lượt xemTop 5 các loại thép sử dụng trong ngành khuôn mẫu
-
5033 lượt xemCẩm Nang Thiết Kế Khuôn Mẫu Chuyên Nghiệp
-
5420 lượt xemMột nhân viên thiết kế khuôn mẫu chuyên nghiệp cần gì
-
8703 lượt xemCách tạo ra thép
-
3838 lượt xemCách hoạt động của máy nén khí ly tâm
-
6084 lượt xemQuy trình chế tạo chân vịt cho tàu biển
-
3587 lượt xemCông nghệ giúp lưỡi cưa không cắt trúng tay
-
8993 lượt xemCác loại thép dùng trong chế tạo khuôn mẫu
-
6415 lượt xemTìm hiểu cấu tạo và quy trình lắp ráp khuôn ép nhựa
-
2822 lượt xemHệ thống sản xuất 15000 chai nhựa trong 1 giờ
-
3688 lượt xemHệ thống máy cắt và uốn kim loại thành dây xích tự động
-
8202 lượt xemTìm hiểu quy trình thiết kế khuôn nhựa